+ Công dụng:
– Dùng trong công nghiệp sản xuất xà phòng, giấy
– Tẩy vải, sợi, phụ nhuộm.
– Xử lý dầu mỡ, chế tạo và nạp ắc qui kiềm.
– Xử lý nước .
+ Bao bì , bảo quản
– Chứa trong bao tải, bao PP có lớp PE bên trong. Để xa các loại axít và các sản phẩm có chứa Xellulo.
– Khi tiếp xúc trực tiếp phải trang bị phòng hộ lao động, tránh bắn vào mắt, da.
1. Nhận dạng hóa chất:
Tên khoa học : Sodium Hydroxide
Tên thường gọi: Xút, Xút ăn da …
CTHH: NaOH
2. Tính chất lý hóa:
Dạng tồn tại: chất rắn màu trắng (hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa)
Mùi: không mùi
Phân tử lượng: 40 g/mol
Điểm nóng chảy: 323 °C
Điểm sôi: 1388 °C
Tỷ trọng: 2.13
Độ hòa tan: dễ tan trong nước lạnh
Độ pH: 13.5
Độ ổn định:
· Phản ứng mạnh với kim loại.
· Có phản ứng với các loại chất khử, chất oxy hóa, acid, kiềm, hơi nước
Tính chất khác:
· Hút ẩm mạnh, sinh nhiệt khi hòa tan vào nước. Do đó, khi hòa tan NaOH bắt buộc phải dùng nước lạnh.
· Hỗn hợp NaOH, octanol C8H15OH + diborane B2H6 tạo ra khi trộn lẫn các hợp chất oxime R1R2CNOH và diborane B2H6 trong môi trường tetrahydrofuran C4H8O sinh nhiệt rất lớn và có thể gây nổ nhẹ
· Có phản ứng với nước, các loại acid (vô cơ, hữu cơ), aldehyde, carbamat, các hợp chất halogen hữu cơ, este, isocyanate, ketone, ba zơ mạnh, các chất khử và oxy hóa mạnh, các chất lỏng dễ cháy, kim loại và các hợp chất kim loại, các hợp chất gốc ni tơ ….
3. Tính độc hại:
Nguyên nhân:
· Tiếp xúc hoặc ngấm qua da
· Tiếp xúc với mắt
· Hít
· Nuốt, uống nhầm
Tác hại:
· Tùy thuộc thời gian tiếp xúc
· Tiếp xúc da:
– Ăn mòn, gây kích thích (bỏng), và thấm qua da.
– Triệu chứng: ngứa, mọc vảy, tấy đỏ, bỏng.
· Tiếp xúc mắt:
– Hủy hoại thủy tinh thể hoặc gây mù.
– Triệu chứng: đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa.
· Hít bụi:
– Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
– Triệu chứng: cháy nám phổi, hắt hơi, ho.
– Hít quá nhiều có thể làm hỏng phổi, gây tắc thở, ngất hoặc thậm chí là chết.
· Nuốt, uống:
– Gây hại cho ruột
– Triệu chứng :giống như khi hít bụi NaOH